Chuyên mục phổ biến kiến thức sơ cấp cứu: Sơ cứu trường hợp tiêu chảy cấp

Hỗ trợ trực tuyến
Tổng đài tư vấn
Hotline
Vân Anh
0964123385
Tin mới
Liên kết website
Đối tác
  • Quảng cáo trái 1
  • Học kỳ nhân ái - Trải nghiệm yêu thương
  • Huấn luyện sơ cấp cứu trong cộng đồng

Chuyên mục phổ biến kiến thức sơ cấp cứu: Sơ cứu trường hợp tiêu chảy cấp

Chuyên mục phổ biến kiến thức sơ cấp cứu: Sơ cứu trường hợp tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh rất thường gặp và phổ biến, chỉ đứng sau nhiễm trùng đường hô hấp. Trên toàn thế giới, tiêu chảy cấp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới bốn tuổi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trong bài đầu của chuyên mục: phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu Trung tâm Đào tạo cán bộ Chữ thập đỏ sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết và cách xử trí trường hợp bị tiêu chảy cấp.

Biểu hiện của bệnh tiêu chảy cấp là người bệnh đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần trong 24 giờ. Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng ở trẻ em dễ gặp phải hơn. Đối với trẻ em thì tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp và gây tử vong cao

1. Dấu hiệu nhận biết của bệnh tiêu chảy cấp

 Người bệnh bị tiêu chảy liên tục trên 3 lần một ngày, phân lỏng hoặc toàn nước. Khát nước do mất nước, người mệt lả. Môi khô, miệng khô, mắt lõm, véo nhẹ vào da không thấy đàn hồi bình thường,

Ngoài ra người bệnh còn có thể có những biểu hiện khác như: nôn liên tục, đau bụng, sốt và các biểu hiện toàn thân khác tùy theo từng nguyên nhân,.

 

 

2. Nguyên nhân

- Do ngộ độc thức ăn, thức uống có vi khuẩn (như Salmonela, Shigella, tụ cầu,…) hoặc do vi rút (Rota virut,, Adeno virut, Calic virut,…).

- Tiêu chảy do nhiễm trùng là loại thường gặp nhất;

- Cảm lạnh (cảm tả);

- Do một số thuốc gây tiêu chảy như nhuận tràng, thuốc kháng sinh…;

- Các mẹ nên lưu ý, đối với trẻ em còn có thể bị tiêu chảy do ăn bổ sung sớm hoặc thức ăn bổ sung không phù hợp với lứa tuổi. Nếu trẻ bị mắc các bệnh như sởi, viêm tai giữa, viêm phổi cũng có thể dẫn tới việc tiêu chảy cấp.

3. Hậu quả

Tiêu chảy nếu không được xử trí sớm, đúng cách sẽ dẫn đến việc mất nước, rối loạn điện giải, loạn tuần hoàn, hô hấp và nặng nhất có thể dẫn tới tử vong (đặc biệt đối với người già và trẻ em). Tiêu chảy cấp nếu kéo dài trở thành tiêu chảy mãn tính gây rối loạn hấp thu dẫn đến suy dinh dưỡng.

 

4. Cách xử trí:

4.1. Cho bệnh nhân uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể:

Nếu chưa có “dấu hiệu mất nước”, có thể cho bệnh nhân uống nước cháo có một ít muối, nước dừa non, nước muối đường …. Khi cho bệnh nhân uống  nên cho uống từ từ từng ít một.

 Nếu có “dấu hiệu mất nước”: nhanh chóng cho bệnh nhân bù nước và điện giải bằng dung dịch Oresol. Pha 01 gói Oresol trong 01 lít nước sôi để nguội. Cách cho uống như sau:

- Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi cứ sau 1-2 phút lại cho uống 1 thìa cà phê (không sử dụng bình bú)

- Đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi cho uống từng ngụm nhỏ

- Đối với người lớn: Uống từng cốc

 Nếu không có Oresol thì cho bệnh nhân uống nước cháo có 1 ít muối hoặc nước cháo gạo rang, nước dừa, nước muối đường …..

* Lưu ý: Không chia nhỏ gói Oresol. Dung dịch Oresol đã pha thì phải uống trong 24 giờ. Nếu còn thừa phải đổ đi và pha gói mới. Không đun sôi dung dịch oresol sau khi pha.

 

** Dấu hiệu mất nước:

- Dấu hiệu mất nước ở người lớn: Khát nước, môi khô, miệng khô, mắt trũng

- Dấu hiệu mất nước ở trẻ nhỏ (Có từ 2 dấu hiệu sau đây trở lên):

+ Quấy khóc hoặc ngủ ly bì, lơ mơ;

+ Khát nước (uống hoặc bú háo hức);

+ Mắt trũng, môi khô, khóc không có nước mắt;

+ Thóp lõm ở trẻ dưới 18 tháng tuổi;

+ Nếp véo da mất chậm.

4.2. Ăn nhiều bữa để dễ hấp thu và tiêu hóa:

Nếu trẻ còn bú mẹ cần tiếp tục cho bú mẹ hoặc uống sữa bột càng nhiều càng tốt để tránh suy dinh dưỡng. Còn đối với người lớn và trẻ nhỏ thì thức ăn cần được nghiền kỹ, ăn cháo loãng, chia nhỏ nhiều bữa, tránh những đồ ăn tanh mỡ.

4.3. Chuyển đến cơ sở y tế khi bệnh nhân có những dấu hiệu sau:

- Bệnh nhân bị tiêu chảy 2 ngày không cầm.

- Nôn liên tục

- Sốt

- Có máu trong phân

5. Cách phòng tránh tiêu chảy cấp

5.1. Vệ sinh ăn uống:

- Cho trẻ ăn dặm đúng tuổi và đúng loại thức ăn, tiêm phòng đầu đủ và đúng lịch

- Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn rau sống, gỏi cá, mắm tôm,…

- Không ăn thức ăn ôi thiu, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc kém chất lượng

 - Rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn, khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh

- Nên tránh xa những vùng có dịch tiêu chảy

5.2. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch

- Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ sạch sẽ

- Tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất cloramin B

- Không đổ chất thải, nước giặt, rửa đồ dùng người bệnh xuống ao, hồ, song giếng

- Không vứt súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng.

Đức Anh

01/2/2020