Hội thảo công bố chương trình và tài liệu huấn luyện sơ cấp cứu Chữ thập đỏ

Hỗ trợ trực tuyến
Tổng đài tư vấn
Hotline
Vân Anh
0964123385
Tin mới
Liên kết website
Đối tác
  • Quảng cáo trái 1
  • Học kỳ nhân ái - Trải nghiệm yêu thương
  • Huấn luyện sơ cấp cứu trong cộng đồng

Hội thảo công bố chương trình và tài liệu huấn luyện sơ cấp cứu Chữ thập đỏ

Hội thảo công bố chương trình và tài liệu huấn luyện sơ cấp cứu Chữ thập đỏ
Bộ tài liệu huấn luyện sơ cấp cứu Chữ thập đỏ có tất cả 6 cuốn với nội dung gồm: huấn luyện 24 chủ đề kỹ thuật sơ cấp cứu; phương pháp huấn luyện sơ cấp cứu, kỹ năng quản lý huấn luyện sơ cấp cứu sẽ được áp dụng thống nhất trong hệ thống Hội Chữ thập đỏ 63 tỉnh, thành phố, các trung tâm/cơ sở huấn luyện sơ cấp cứu Chữ thập đỏ.

 

Ngày 19/7/2019, tại nhà khách 37 Hùng Vương, TP. Hà Nội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo giới thiệu Chương trình và Tài liệu huấn luyện sơ cấp cứu Chữ thập đỏ của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

 

Toàn cảnh Hội thảo công bố chương trình và tài liệu huấn luyện sơ cấp cứu Chữ thập đỏ

 

Tham dự Hội thảo có PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Thu - Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; ông Bùi Sĩ Lợi -  Phó chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, bà Trần Thị Hồng An - Phó chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, các Ủy viên Ban thường vụ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, đại diện các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Hội Chữ thập đỏ 31 tỉnh, thành  phố phía Bắc, đại diện nhà tài trợ, đối tác, cùng đại diện các ban, đơn vị của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Mục đích của Hội thảo nhằm giới thiệu Chương trình và Tài liệu huấn luyện sơ cấp cứu Chữ thập đỏ; chuẩn hóa công tác huấn luyện, đào tạo sơ cấp cứu đồng thời chia sẻ với các cơ quan, đối tác về các hoạt động sơ cấp cứu Chữ thập đỏ nhằm tăng cường hợp tác trong thực hiện mô hình dịch vụ sơ cấp cứu Chữ thập đỏ.

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết: "Sơ cấp cứu ban đầu là một trong những hoạt động truyền thống của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cũng như của Phong trào Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế; đã được quy định trong Luật Hoạt động chữ thập đỏ năm 2008 và là một trong những hoạt động trọng tâm, chiến lược của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

 

PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Thu chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

 

Căn cứ Thông tư số 17/2014/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 2/6/2014 về việc cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ, Hội CTĐ Việt Nam đã tiến hành chuẩn hóa chương trình và bộ tài liệu huấn luyện Sơ cấp cứu Chữ thập đỏ; đã được Bộ Y tế chính thức phê duyệt và ban hành. Hôm nay, chúng tôi rất vinh dự tổ chức hội thảo này nhằm giới thiệu chương trình và tài liệu huấn luyện sơ cấp Chữ thập đỏ để áp dụng thống nhất trong hệ thống Hội Chữ thập đỏ 63 tỉnh, thành phố và các Trung tâm/cơ sở huấn luyện sơ cấp cứu Chữ thập đỏ để chuẩn hóa công tác huấn luyện, đào tạo sơ cấp cứu gồm 4 cấp độ: tình nguyện viên cấp 1 và cộng đồng, tình nguyện viên cấp II, hướng dẫn viên và tập huấn viên, góp phần phổ biến kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu cho cộng đồng để người dân có thể tự cứu mình và hỗ trợ người khác trong những trường hợp khẩn cấp".

 

Sơ cấp cứu là một trong những hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã được quy định trong Luật Hoạt động chữ thập đỏ năm 2008. Tính đến hết năm 2018, toàn Hội có trên 400 Trạm, Điểm sơ cấp cứu Chữ thập đỏ được ngành y tế cấp phép hoạt động. Trung bình mỗi năm trang bị kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu cho khoảng 100.000 người. Hoạt động đào tạo và phát triển mạng lưới tập huấn viên, hướng dẫn viên và tình nguyện viên sơ cấp cứu trong hệ thống Hội được chú trọng. Hiện toàn Hội có 10 Trung tâm/cơ sở huấn luyện sơ cấp cứu Chữ thập đỏ thuộc Trung ương Hội và các tỉnh, thành Hội.

 

Trong thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục đào tạo phát triển đội ngũ tập huấn viên, hướng dẫn viên sơ cấp cứu Chữ thập đỏ và đẩy mạnh hoạt động huấn luyện sơ cấp cứu cho cộng đồng; nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm huấn luyện sơ cấp cứu Chữ thập đỏ, đảm bảo điều kiện để huấn luyện sơ cấp cứu cho tình nguyện viên Chữ thập đỏ và người dân tại cộng đồng, đồng thời củng cố và phát triển hệ thống trạm, điểm sơ cấp cứu Chữ thập đỏ tại các điểm đen về tai nạn giao thông, đuối nước; cung cấp dịch vụ huấn luyện sơ cấp cứu cho người lao động tại các doanh nghiệp, các đơn vị vận tải, giáo viên, học sinh, sinh viên trong trường học và người dân; phối hợp với các ngành chức năng, đối tác để tăng cường các hoạt động truyền thông phòng tránh tai nạn thương tích...

22/7/2019  

Hoàng Tùng

 

 

   Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi ngày có 16.000 người, tức cứ hơn 5 giây lại có một người chết do tai nạn thương tích, chiếm 9% tử vong toàn cầu do mọi nguyên nhân. Người dân sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình có tỉ lệ tử vong do tai nạn thương tích cao gấp 4 lần người dân ở nước có thu nhập cao hơn. Tại Việt Nam, tai nạn thương tích là một vấn đề sức khỏe cộng đồng với tỷ lệ tử vong và thương tích cao. Nguyên nhân gây ra tai nạn thương tích là do những khó khăn, bất cập về cơ sở hạ tầng, phương tiện, thể chế, đặc biệt còn là do ý thức chấp hành luật giao thông, an toàn lao động, kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, sử dụng các trang thiết bị an toàn lao động của người dân còn hạn chế; người dân chưa được trang bị kiến thức và hướng dẫn kỹ năng sơ cấp cứu để có thể xử lý các tai nạn thương tích thường gặp.

   Theo thống kê chưa đầy đủ được đưa ra từ Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế, năm 2018 cả nước có 1.226.704 trường hợp mắc tai nạn thương tích, trong đó có 9.745 trường hợp tử vong, chiếm tỉ lệ 0,73% so với tổng số mắc tai nạn thương tích. Tử vong do tai nạn giao thông cũng là nguyên nhân hàng đầu, chiếm 47,91%, tiếp theo là đuối nước 12,31%, tự tử 11,45%, tai nạn lao động 6,81%. Việt Nam là một trong số các nước có tỉ lệ tử vong do tai nạn thương tích cao trên thế giới. Sơ cấp cứu chính là giải pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu tỉ lệ thương vong sau tai nạn