Chuyên mục phổ biến kiến thức sơ cấp cứu: Sơ cứu trường hợp Bỏng

Hỗ trợ trực tuyến
Tổng đài tư vấn
Hotline
Vân Anh
0964123385
Tin mới
Liên kết website
Đối tác
  • Quảng cáo trái 1
  • Học kỳ nhân ái - Trải nghiệm yêu thương
  • Huấn luyện sơ cấp cứu trong cộng đồng

Chuyên mục phổ biến kiến thức sơ cấp cứu: Sơ cứu trường hợp Bỏng

Chuyên mục phổ biến kiến thức sơ cấp cứu: Sơ cứu trường hợp Bỏng
Bỏng là một tổn thương tại chỗ của da do nhiệt, hóa chất, điện, bức xa,….gây ra. Đại đa số trường hợp bỏng chỉ hạn chế ở da (với mức độ ở lớp biểu bì hoặc tới lớp hạ bì của da)

Nhưng cũng gặp các trường hợp bỏng sâu tới các lớp dưới da như: tổ chức mỡ ở dưới da, cơ, gân, xương khớp và các tạng. Những trường hợp bỏng rộng, sâu thường đe dọa đến tính mạng, nhất là ở trẻ em, dễ có nguy cơ tử vong do mất nước cấp tính hoặc nhiễm độc. Tùy từng tác nhân gây bỏng mà ta có cách sơ cứu, xử lý vết bỏng khác nhau để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nạn nhân.

 I. Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu chung khi bị bỏng đó là: Đau, đỏ rát tại vết bỏng; Phỏng nước (nốt phồng rộp bên trong có dịch); Vết bỏng có thể hoại tử khô đen.

- Đối với bỏng lạnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết riêng, khác với các loại bỏng khác như: Da ngứa, đau, co cứng, biến đổi màu sắc (Da có thể trắng tiến tới đỏ và vàng). Nạn nhân sẽ bị rối loạn hoặc mất cảm giác nóng lạnh. Có thể xuất hiện các bọng nước, da có thể trở thành màu đen.

Dấu hiệu chung khi bị bỏng đó là: Đau, đỏ rát tại vết bỏng

 

II. Nguyên nhân dẫn tới bỏng

Bỏng là tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn bỏng, chủ yếu tập trung vào 4 nhóm nguyên nhân chính:

1. Bỏng nhiệt: bao gồm 2 loại sau

- Bỏng nhiệt khô: bàn là, ống bô xe máy, cháy nổ bình ga, hỏa hoạn,….

- Bỏng nhiệt ướt: bỏng nước sôi, hơi nước nóng

2. Bỏng lạnh: Do nạn nhân tiếp xúc với yếu tố cực lạnh dưới 0°C, nitơ lỏng, nạn nhân  làm việc trong phòng đông lạnh, nhân viên làm việc trong các kho lạnh, kinh doanh thủy, hải sản, tàu cá, những nhân viên làm kiểm nghiệm các hàng thủy hải sản xuất khẩu,…

3. Bỏng điện: Nạn nhân có thể bị bỏng do tiếp xúc trực tiếp với điện sinh hoạt, điện công nghiệp hoặc bị sét đánh

4. Bỏng hóa chất: Nạn nhân sẽ bị bỏng do vôi tôi, hóa chất sinh hoạt, hóa chất công nghiệp

5. Bỏng do tia bức xạ: Là loại bỏng gây ra bởi mặt trời, tia cực tím mạnh, tia laser trong công nghiệp,..

III. Nguy cơ sẽ gặp phải khi bị bỏng:

Nếu vết bỏng không xử lí kịp thời, đúng cách sẽ dẫn tới các hậu quả như:

- Nhiễm trùng sau khi bỏng;

- Sốc: Do nhiễm trùng, nhiễm độc, do thoát dịch qua vết bỏng,…

- Bỏng nặng có thể gây tàn phế hoặc bị tử vong.

IV. Các bước trong quy trình sơ cấp cứu nạn nhân bị bỏng:

Bước 1: Xác định nguyên nhân gây bỏng: Nên hỏi nạn nhân, người nhà nạn nhân hoặc mọi người xung quanh để biết nguyên nhân. Xác định nạn được nạn nhân bị bỏng nhiệt, bỏng hóa chất hay bỏng điện, bức xạ để có cách xử trí cho phù hợp đối với từng trường hợp bỏng.

 Bước 2:  Giảm bớt tổn thương vùng bị bỏng cho nạn nhân bằng cách:

- Đối với bỏng nóng, hóa chất, điện: Loại bỏ tác nhân gây bỏng bằng xả nước mát

- Đối với bỏng lạnh, bỏng điện: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi hiện trường

- Đối với bỏng lạnh: Cởi bỏ quần áo ướt, ủ ấm cho nạn nhân

Tùy theo nguyên nhân gây bỏng mà sử dụng các phương pháp khác nhau, nhưng trong tất cả các trương hợp không được làm vỡ các nốt phỏng do bỏng gây ra.

Đối với bỏng nóng, hóa chất, điện: Loại bỏ tác nhân gây bỏng bằng xả nước mát

 

Bước 3: Kiểm tra mạch và nhịp thở, để sẵn sàng hồi sinh tim phổi cho nạn nhân nếu nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở, ngừng tim.

- Phải thường xuyên kiểm tra mạch, nhịp thở cho nạn nhân. Thực hiện ngay kỹ thuật CPR theo các lứa tuổi khi phát hiện nạn nhân ngừng thở, ngừng tim.

 Bước 4: Băng vùng bị bỏng, tránh nhiễm trùng vết bỏng cho nạn nhân bằng cách phủ gạc sạch, ẩm lên vùng bỏng và băng lỏng.

Bước 5: Cho nạn nhân uống nước để phòng tránh sốc cho nạn nhân. Nên cho nạn nhân uống dung dịch Oresol nếu có hoặc có thể cho nạn nhân uống nước đường có pha chút muối.

Bước 6: Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thờ.

 

Tránh nhiễm trùng vết bỏng cho nạn nhân bằng cách phủ gạc sạch, ẩm lên vùng bỏng

 

V. Phòng ngừa bỏng:

 - Sắp xếp ngăn nắp, an toàn đồ dùng sinh hoạt trong gia đình;

- Quản lý, sử dụng các hóa chất  sinh hoạt, chất tẩy rửa, hóa chất công nghiệp đúng quy định, an toàn tránh nguy cơ bỏng hóa chất;

- Để xa tầm tay trẻ em và không để trẻ chơi những đồ dùng, hóa chất có nguy cơ gây bỏng;

- Sử dụng bảo hộ lao động đầy đủ theo quy định;

- Không làm việc quá lâu dưới nhiệt độ thấp.

 

Để xa tầm tay trẻ em và không để trẻ chơi những đồ dùng, hóa chất có nguy cơ gây bỏng

Long Thành

16/3/2020