Chuyên mục phổ biến kiến thức sơ cấp cứu: Sơ cứu trẻ em sốt cao

Hỗ trợ trực tuyến
Tổng đài tư vấn
Hotline
Vân Anh
0964123385
Tin mới
Liên kết website
Đối tác
  • Quảng cáo trái 1
  • Học kỳ nhân ái - Trải nghiệm yêu thương
  • Huấn luyện sơ cấp cứu trong cộng đồng

Chuyên mục phổ biến kiến thức sơ cấp cứu: Sơ cứu trẻ em sốt cao

Chuyên mục phổ biến kiến thức sơ cấp cứu: Sơ cứu trẻ em sốt cao
Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (37 o C hay 98,6 o F) Khi con bị sốt, cha mẹ nên làm gì để phòng tránh cho con bị co giật. Và nếu không may trẻ bị co giật, cha mẹ nên xử lý như thế nào để giữ an toàn cho trẻ?


Sốt là phản ứng của cơ thể trước các tác nhân gây nên. Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt, thông thường là do vi khuẩn hoặc vi rút.

Sốt là phản ứng của cơ thể trước các tác nhân gây nên


Nhiệt độ của người bình thường: 36-37độ, nhiệt độ thấp hơn 36 độ là hạ nhiệt độ, nhiệt độ lớn hơn 37.5 độ là sốt.
Các mức độ sốt:
+ Sốt nhẹ: Từ 37.5-38 độ
+ Sốt vừa: Từ 38-39 độ
+ Sốt cao: Từ 39 độ
Thông thường, cặp nhiệt độ thường được cặp vào nách hoặc trán của trẻ. Nếu cần thiết có thể cặp ở hậu môn nhưng sau khi cặp hậu môn phải vệ sinh nhiệt độ sạch sẽ. Trẻ lớn không nên cho cặp vào miệng, để tránh trường hợp trẻ cắn thuỷ ngân vào trong miệng.

Nhiệt độ từ 39 đột trở lên là sốt cao


Những việc cần làm khi trẻ sốt: Đặt trẻ ở phòng thoáng, tránh gió lùa, bỏ bớt quần áo. Chườm bằng nước ấm khoảng 37độ. Lấy khăn ướt đắp lên các vị trí : trán, nách bẹn hoặc dùng cách chườm vuốt như sau: Lau cho trẻ bằng khăn ướt từ trán đến nách, vuốt từ mặt trong cánh tay, cẳng tay và lòng bàn tay. Sau đó vuốt từ bẹn đến mắt cá chân từ trong đùi xuống bắp chân và lòng bàn chân.


Chú ý: Thay nước liên tục chườm sau 20 phút cặp lại nhiệt độ. Cho trẻ uống nhiều nước và bú nhiều, giữ vệ sinh ăn uống, đồ dùng cho trẻ.
Dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sỹ
Nếu sốt kèm ỉa chảy, khó thở,co giật phải đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất.

Dùng khăn ướt đắp lên các vị trí trán, nách để hạ nhiệt độ

 

SƠ CỨU TRẺ BỊ SỐT CAO CO GIẬT
**********************************
- Dùng vải mềm hoặc khăn mặt đặt giữa 2 hàm răng để trẻ không cắn vào lưỡi. Tuyệt đối không dùng vật cứng ngáng miệng trẻ tránh gẫy răng;
- Hết cơn co giật thì đặt trẻ nằm nghiêng, đầu ngẳ để đờm nhớt dễ chảy ra ngoài;
- Không được tìm cách ngăn cơn co giật bằng cách hạn chế cử động của trẻ (bế, ôm, ghì chặt trẻ vào lòng);
- Không quấn kín trẻ, không ủ ấm, mắc thêm quần áo cho trẻ mặc dù trong cơn sốt cao trẻ có thể bị rét run, mà phải chườm khăn ấm cho trẻ.


Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ???
- Dưới 6 tháng tuổi
- Không kiểm soát được nhiệt độ (dù đã cho uống thuốc mà vẫn không hạ sốt)
- Cha mẹ nghi ngờ trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy ( mắt trũng, khóc không nước mắt)
- Đã được đi khám bác sĩ nhưng tình trạng không cải thiện hoặc xuất hiện các triệu chứng mới

Khi nào cần đưa trẻ đi khám cấp cứu???
Nên đưa trẻ đi khám cấp cứu khi trẻ sốt kèm theo các dấu hiệu sau:
- Bạn nghi ngờ bé bị mất nước
- Trẻ xuất hiện co giật
- Phát ban
- Xuất hiện thay đổi tri giác
- Trẻ thở nhanh, sâu, thở khó khăn
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi
- Đau đầu liên tục
- Nôn nhiều
- Trẻ có bệnh mãn tính khác, đang điều trị thuốc kéo dài

 

Long Thành

 06/3/2020