Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chăm sóc người cao tuổi - Đào tạo Kaigo

Hỗ trợ trực tuyến
Tổng đài tư vấn
Hotline
Vân Anh
0964123385
Tin mới
Liên kết website
Đối tác
  • Quảng cáo trái 1
  • Học kỳ nhân ái - Trải nghiệm yêu thương
  • Huấn luyện sơ cấp cứu trong cộng đồng

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chăm sóc người cao tuổi - Đào tạo Kaigo

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chăm sóc người cao tuổi - Đào tạo Kaigo
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chăm sóc người cao tuổi (Đào tạo Kaigo) được xây dựng theo Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo thường xuyên với mục tiêu Bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động nhằm trang bị, nâng cao thêm kiến thức, năng lực thực hiện nghề chăm sóc người cao tuổi; bổ sung kiến thức mới, hoàn chỉnh kỹ năng nghề theo các tiêu chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ, công việc.

 

Chương trình do Trung tâm Đào tạo cán bộ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với các đối tác Nhật bản cùng xây dựng và được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt.

Theo đó, sẽ có 2 chương trình đào tạo theo cấp độ: 

1.Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản chăm sóc người cao tuổi: là chương trình đáp ứng đủ những yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng đảm bảo cho người học có thể vận dụng, hành nghề tại các cơ sở y tế, Viện dưỡng lão, Trung tâm chăm sóc người cao tuổi….trong nước; 

2. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nâng cao chăm sóc người cao tuổi: (dành cho người đã tốt nghiệp Chương trình cơ bản) là chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng nghề phù hợp với những đặc thù khác nhau của mỗi nơi làm việc; sử dụng các trang thiết bị hiện đại phù hợp theo từng cấp độ; rèn luyện ý thức, tác phong, thái độ làm việc phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán của từng vùng miền đất nước nơi làm việc; phù hợp với pháp luật, các quy định của nước sở tại.

 

Đây là chương trình đào tạo thường xuyên, thời gian dành cho từng khóa học dưới 3 tháng, trong đó thời gian thực hành kỹ năng trong mỗi khóa tối thiểu là 80% thời lượng toàn khóa. Việc tổ chức đào tạo kiến thức, kỹ năng, rèn luyện tác phong làm việc và thực hành được tổ chức tại Trung tâm Đào tạo cán bộ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. việc thực tập kỹ năng giai đoạn trước mắt được Trung tâm Đào tạo cán bộ tổ chức liên kết với các Viện dưỡng lão, các bệnh viện để đưa học viên đến thực tập. Từ năm 2019, Trung tâm sẽ triển khai xây dựng cơ sở thực tập riêng để quá trình đào tạo được khép kín.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chăm sóc người cao tuổi có đội ngũ giảng viên là các chuyên gia, giảng viên trong và ngoài nước với mô hình đào tạo tiến tiến với đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thực hành, thực tập đạt tiêu chuẩn của Nhật Bản. Chương trình đào tạo này đã được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt.

Trung tâm Đào tạo cán bộ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam dự kiến khai giảng khóa đầu tiên vào ngày 17 tháng 12 năm 2018.

 

Dưới đây xin giới thiệu đề cương của 2 chương trình đào tạo:

Chương trình cơ bản gồm 11 mô-đun:

 

Mô-đun 1: Giới thiệu nghề chăm sóc người cao tuổi; lịch sử hình thành nghề chăm sóc người cao tuổi:

- Bài 1: Lịch sử hình thành nghề chăm sóc người cao tuổi

- Bài 2: Phẩm chất đạo đức, vai trò, nhiệm vụ của nhân viên chăm sóc người cao tuổi

Mô – đun 2: Nhập môn chăm sóc người cao tuổi

Bài 1: Quan điểm cơ bản về nghề chăm sóc

Bài 2: Hiểu biết cơ bản về trí nhớ, tâm lý liên quan đến chăm sóc người cao tuổi

Bài 3: Kiến thức cơ bản về giao tiếp, truyền thông trong chăm sóc người cao tuổi

Bài 4: Kiến thức cơ bản về di chuyển, dịch chuyển của  người cao

Bài 5: Kiến thức cơ bản về hỗ trợ ăn uống và chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi

Bài 6: Kiến thức cơ bản về bài tiết của người cao tuổi

Bài 7: Kiến thức cơ bản về hỗ trợ tắm và vệ sinh cơ thể cho người cao tuổi

Bài 8: Kiến thức cơ bản về môi trường sống của người cao tuổi

Mô – đun 3: Quy trình chăm sóc người cao tuổi 

Bài 1: Chăm sóc người cao tuổi cơ sở 1

Bài 2: Chăm sóc người cao tuổi cơ sở 2

Bài 3: Những kiểm tra quan trọng

Mô – đun 4: Kỹ năng giao tiếp, truyền thông  trong chăm sóc người cao tuổi

Bài 1: Ý nghĩa và mục đích của giao tiếp

Bài 2: Kỹ năng và phương thức giao tiếp

Mô – đun 5:  Hỗ trợ di chuyển và dịch chuyển người cao tuổi

Bài 1: Kiến thức cơ bản liên quan đến xương, khớp và cơ

Bài 2: Kiến thức cơ bản liên quan đến động tác vận động.

Bài 3: Kiến thức cơ bản của cấu trúc cơ thể, di chuyển và di chuyển bằng xe lăn

Mô – đun 6: Hỗ trợ bài tiết người cao tuổi

Bài 1: Kiến thức cơ bản về hệ bài tiết

Bài 2: Cách sử dụng các công cụ và các thiết bị hỗ trợ sự bài tiết

Mô – đun 7: Hỗ trợ thay quần áo, sinh hoạt và việc nhà cho người cao tuổi

Bài 1: Hỗ trợ giặt giũ

Bài 2: Hỗ trợ may, vá

Bài 3: Quản lý vệ sinh đồ ngủ (chăn, ga, gối…)

Bài 4: Kiến thức, kỹ thuật cơ bản về hỗ trợ người cao tuổi về việc chăm sóc bản thân

Mô – đun 8: Hỗ trợ ăn uống cho người cao tuổi

Bài 1: Kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và bữa ăn đối với người cao tuổi

Bài 2: Kỹ năng hỗ trợ bữa ăn và cách sử dụng các công cụ hỗ trợ phục vụ bữa ăn của người cao tuổi

Bài 3: Kỹ năng chăm sóc người cao tuổi trong bữa ăn

Bài 4: Phòng tránh tai nạn ăn uống và những điểm cần lưu ý khi chăm sóc, hỗ trợ bữa ăn

Bài 5: Kiến thức và kỹ năng cơ bản về chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi\

Mô – đun 9: Hỗ trợ tắm rửa và vệ sinh cơ thể cho người cao tuổi

Bài 1: Những kiến thức cơ bản trong việc tắm rửa, vệ sinh thân thể

Bài 2: Hướng dẫn sử dụng các công cụ, thiết bị hỗ trợ tắm rửa, vệ sinh cá nhân

Mô – đun 10: Đánh giá tổng hợp

Ôn tập và thực tập tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi/Viện dưỡng lão

 

Chương trình nâng cao gồm 12 mô-đun:

 

Mô – đun 1: Nghề chăm sóc người cao tuổi; yêu cầu, nhiệm vụ của nhân viên chăm sóc người cao tuổi

Bài 1: Nghề chăm sóc người cao tuổi và sự khác biệt giữa nhân viên chăm sóc người cao tuổi và điều dưỡng viên

Bài 2: Yêu cầu, nhiệm vụ nhân viên chăm sóc người cao tuổi

Bài 3: Mô hình lý thuyết PDCA và cách xây dựng kế hoạch làm việc của nhân viên chăm sóc người cao tuổi

Mô – đun 2: Mối liên kết giữa dịch vụ chăm sóc người cao tuổi với các dịch vụ y tế

Bài 1: Giới thiệu về dịch vụ điều dưỡng, chăm sóc người cao tuổi

Bài 2: Mối liên kết giữa dịch vụ chăm sóc người cao tuổi và các dịch vụ chăm sóc y tế, phục hồi chức năng

Bài 3: Hệ thống hỗ trợ độc lập cho người khuyết tật

Bài 4: Hệ thống bảo vệ quyền lợi cá nhân

Mô – đun 3: Quy trình chăm sóc người cao tuổi (nâng cao) 

Bài 1: Kiến thức cơ bản về hệ thần kinh

Bài 2: Hiểu về sự lão hóa

Bài 3: Hiểu về bệnh sa sút trí tuệ (bệnh suy giảm trí nhớ)

Bài 4: Hiểu về những khuyết tật

Bài 5: Những kiểm tra quan trọng (nâng cao)

Mô – đun 4: Kỹ năng giao tiếp, truyền thông  trong chăm sóc người cao tuổi (nâng cao)

Bài 1: Ôn tập và rèn luyện kỹ năng, phương thức giao tiếp phù hợp với tình trạng bệnh tật hoặc khuyết tật

Bài 2: Giao tiếp với người cao tuổi và gia đình của họ

Bài 3: Giao tiếp nhóm trong việc thực hiện chăm sóc người cao tuổi

Mô – đun 5: Hỗ trợ di chuyển và dịch chuyển người cao tuổi (nâng cao)

Bài 1: Hỗ trợ chuyển sang xe lăn phù hợp với tình trạng cơ thể

Bài 2: Hỗ trợ di chuyển sang xe lăn phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhận thức

Bài 3: Thiết bị phúc lợi liên quan đến hỗ trợ khi đi chuyển, dịch chuyển

Mô – đun 6: Hỗ trợ bài tiết người cao tuổi (nâng cao) 

Bài 1: Những kiến thức nâng cao về hệ bài tiết

Bài 2: Ôn tập cách sử dụng các công cụ và các thiết bị hỗ trợ sự bài tiết

Bài 3: Các vấn đề tâm lý, thể trạng gây cản trở việc bài tiết và phương pháp hỗ trợ

Mô – đun 7: Hỗ trợ thay quần áo cho người bệnh cao tuổi và người khuyết tật

Bài 1: Quản lý, vệ sinh (quần áo, chăn ga, gối, đệm…)

Bài 2: Kiến thức, kỹ năng nâng cao về việc thay quần áo cho những người có tình trạng sức khỏe, khuyết tật, đặc điểm văn hóa khác nhau

Mô – đun 8: Hỗ trợ ăn uống cho người cao tuổi (nâng cao)

Bài 1: Kiến thức về dinh dưỡng của thực phẩm và cách chế biến

Bài 2: Chế độ ăn uống cho người cao tuổi mắc bệnh (huyết áp, tiểu đường, tim mạch…)

Bài 3: Những điểm cần lưu ý khi hỗ trợ người được chăm sóc dùng bữa, hòa nhập cộng đồng

Bài 4: Phòng tránh, xử trí tai nạn ăn uống và những điểm cần lưu ý khi chăm sóc, hỗ trợ bữa ăn

Bài 5: Phương pháp ghi chép khi chăm sóc dinh dưỡng bữa ăn

Mô – đun 9: Hỗ trợ tắm rửa và vệ sinh cơ thể cho người cao tuổi (nâng cao)

Bài 1: Tổng hợp và bổ trợ kiến thức, kỹ năng hỗ trợ người cao tuổi tắm rửa và vệ sinh cơ thể

Bài 2: Các yếu tố về tinh thần và thể chất gây cản trở việc tắm rửa - các phương pháp hỗ trợ

Mô – đun 10: Cải thiện môi trường sống

Bài 1: Môi trường sống

Bài 2: Những tai nạn thường gặp trong nhà

Bài 3: Phương pháp hạn chế tai nạn thường gặp

Bài 4: Thiết bị phúc lợi

Bài 5: Mô hình ngôi nhà dành cho người cao tuổi và người khuyết tật

Mô – đun 11: Đánh giá tổng hợp

Mô – đun 12: Ôn tập và thực tập

 

Hoàng Tùng