Chuyên mục phổ biến kiến thức sơ cấp cứu: Sơ cứu cảm lạnh

Hỗ trợ trực tuyến
Tổng đài tư vấn
Hotline
Vân Anh
0964123385
Tin mới
Liên kết website
Đối tác
  • Quảng cáo trái 1
  • Học kỳ nhân ái - Trải nghiệm yêu thương
  • Huấn luyện sơ cấp cứu trong cộng đồng

Chuyên mục phổ biến kiến thức sơ cấp cứu: Sơ cứu cảm lạnh

Chuyên mục phổ biến kiến thức sơ cấp cứu: Sơ cứu cảm lạnh
CẢM LẠNH là từ dân gian hay dùng nói về cơ thể nhiễm lạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh: virus và vi khuẩn phát triển. Cảm lạnh thường xuất hiện khi trời lạnh và mưa, hoặc khi thời tiết đột ngột thay đổi khiến cơ thể nhiều khi không tự điều chỉnh được, dẫn đến thân nhiệt bị giảm và nhiễm lạnh

.

 

Dấu hiệu nhận biết khi bị cảm lạnh

Dấu hiệu nhận biết ở trẻ em:

- Ở trẻ em, khi bị cảm lạnh trẻ thường có những biểu hiện như ngứa họng, sổ mũi, tịt mũi và hắt xì hơi. Sau đó cổ họng trẻ sẽ bị sưng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, đau nhức các cơ và chán ăn.

- Nước mũi của trẻ sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh.

Dấu hiệu nhận biết ở người lớn:

- Ở người lớn khi bị cảm lạnh sẽ có những biểu hiện ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt và sốt nhẹ.

- Da người bệnh thường nhợt nhạt, người lạnh, có thể bị rét run, chóng mặt, buồn nôn và nôn. Còn có trường hợp người bệnh đột ngột ớn lạnh, đau quặn bụng, buồn nôn và nôn, sau đó đi ngoài ra nhiều nước.

- Nếu bị nhiễn lạnh do dính nước mưa, người bệnh thường thấy đầu nhức ê ẩm, đau mình mẩy, khó chịu.

 

 

Nguyên nhân nào dẫn đến cảm lạnh

- Cảm lạnh là một bệnh phổ biến hay gặp trong mùa đông do khí lạnh xâm nhập vào cơ thể. Thời tiết thay đổi đột ngột, dầm mưa, ngấm nước mưa rất dễ bị cảm lạnh.

- Virus gây cảm lạnh cũng có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua không khí hoặc thông qua sự tiếp xúc cá nhân. Mặt khác, bạn cũng có thể nhiễm virus nếu tiếp xúc trực tiếp với phân hoặc dịch tiết của người bệnh.

Nguy cơ và nguyên tắc xử trí khi bị cảm lạnh

- Cảm lạnh không có gì đáng ngại với tình hình sức khoẻ của người lớn bình thường, nhưng nó lại đặc biệt nguy hiểm nếu đối tượng mắc phải là trẻ em. Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, khi nhiễm cảm lạnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới một số bệnh nguy hiểm hơn như viêm phổi, viêm phế quản,...

- Khi bị cảm lạnh ta cần giữ cho phòng ở ấm áp, ủ ấm cho người bệnh, sau đó xông hơi, nhỏ mũi bằng nước muối. Cho người bệnh uống nước gừng, nước chanh ấm pha mật ong hoặc đường và xúc họng nhiều lần trong ngày bằng nước muối ấm.

 

 

Các biện pháp phòng ngừa

Cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm nên khả năng lây lan của bệnh rất cao. Thông thường, quá trình lây nhiễm sẽ bắt đầu 1 – 2 ngày trước khi các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện và kéo dài cho đến khi chúng biến mất. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ bị cảm lạnh, bạn cần:

Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch

Bạn nên tập thói quen rửa tay với xà phòng và nước sạch trong 20 giây để tạm thời diệt hết vi trùng đang bám trên bộ phận này, bao gồm cả virus cảm lạnh. Nếu không có đủ dụng cụ, bạn có thể thay thế bằng nước rửa tay khô hoặc chất khử trùng tay chứa cồn.

Tránh dùng tay bẩn chạm vào mắt, mũi và miệng

Việc dùng tay chưa rửa sạch chạm vào mắt, mũi hay miệng là yếu tố rủi ro phổ biến nhất của các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng, chẳng hạn như cảm lạnh. Bởi vì virus cảm lạnh có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua các con đường trên.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

Người bệnh có thể lây lan virus cảm lạnh cho bất kỳ ai tiếp xúc với họ. Do đó, mọi người nên hạn chế tiếp xúc với những đối tượng này nhằm phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả.

Long Thành

 17/5/2020