Học tư tưởng nhân đạo cao cả Hồ Chí Minh để luôn có hành động thiết thực

Hỗ trợ trực tuyến
Tổng đài tư vấn
Hotline
Vân Anh
0964123385
Tin mới
Liên kết website
Đối tác
  • Quảng cáo trái 1
  • Học kỳ nhân ái - Trải nghiệm yêu thương
  • Huấn luyện sơ cấp cứu trong cộng đồng

Học tư tưởng nhân đạo cao cả Hồ Chí Minh để luôn có hành động thiết thực

Học tư tưởng nhân đạo cao cả Hồ Chí Minh để luôn có hành động thiết thực
LTS: Cuốn sách “Hồ Chí Minh với sự nghiệp nhân đạo” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam biên soạn và phát hành vào đúng dịp Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ X - là sự tri ân đối với Người sáng lập và là tài liệu để cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.

 

hoc-tu-tuong-nhan-dao-cao-ca-ho-chi-minh-de-luon-co-hanh-dong-thiet-thuc

Nguyên Chủ tịch nước, Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Trương Tấn Sang viết lời tựa cuốn sách.

 

Phóng viên Báo Nhân đạo & Đời sống đã có cuộc phỏng vấn Tiến sỹ Trần Quốc Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam - tác giả cuốn sách.

TS.Trần Quốc Hùng cho biết: Cuốn sách được biên soạn, dưới sự chỉ đạo trực tiếp và động viên, khích lệ của PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Thu - Chủ tịch Trung ương Hội; sự góp ý, ủng hộ của nguyên Chủ tịch Trung ương Hội Nguyễn Hải Đường; đặc biệt, được đồng chí Trương Tấn Sang - nguyên Chủ tịch nước, Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam “truyền lửa”, định hướng và viết lời tựa.

Cuốn sách cũng được Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Đoàn Văn Thái biên tập, được Hội đồng nghiên cứu, đào tạo, huấn luyện của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật thẩm định nội dung, được các chuyên gia trong và ngoài Hội góp ý hoàn thiện.

 

PV: Nhân đạo, giá trị nhân đạo nên hiểu thế nào cho đúng, thưa ông?

TS.Trần Quốc Hùng: Nhân đạo là đạo đức thể hiện sự yêu thương, quý trọng và bảo vệ con người. Hiểu đơn giản, nhân đạo là đạo làm người, là đạo đức của con người, là con đường hay cách hành động đúng đắn của người có đạo đức, có lòng nhân ái và tâm hướng thiện. Giá trị nhân đạo là sự cảm thông, chia sẻ, nâng niu, trân trọng, đề cao phẩm giá con người.

Có thể khẳng định rằng: Nhân đạo là đạo làm người, là lý tưởng hướng tới một xã hội tốt đẹp, công bằng, ít khổ đau, là sự trợ giúp đầy tình người về vật chất và tinh thần cho các đối tượng dễ bị tổn thương; là tư tưởng xuyên suốt trong mọi tín ngưỡng, tôn giáo, là chỉ số, thước đo của văn minh nhân loại và sự tiến bộ xã hội, là xu thế tất yếu, điểm chung kết nối các chế độ xã hội khác nhau. Giá trị nhân đạo là giá trị cao quý nhất của con người, trường tồn với loài người.

PV: Có chuyên gia nhận định “Cuốn sách này có thể coi là luận thuyết đầu tiên về công tác nhân đạo tại Việt Nam”, xin tiến sỹ cho biết ý kiến của mình? 

TS.Trần Quốc Hùng: Nhận định này cần được xem xét thêm. Tuy vậy, cuốn sách đã khái quát lịch sử vấn đề nhân đạo, phân tích và làm rõ khái niệm về nhân đạo, từ thiện, chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa nhân văn, giá trị nhân đạo của dân tộc ta và các dân tộc, tôn giáo khác nhau trên thế giới. Từ đó, làm rõ cội nguồn góp phần hình thành tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh và lý giải tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác nhân đạo. Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, Người chỉ nhận làm Chủ tịch danh dự Hội Hồng thập tự Việt Nam, tiền thân của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Cuốn sách cũng phân tích và đúc kết những đặc trưng cơ bản của tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh trong một số lĩnh vực cụ thể, đó là các hoạt động mà Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện, như: công tác phòng chống thiên tai; xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội và chăm sóc thương bệnh binh; chăm sóc sức khỏe nhân dân; đối ngoại nhân dân,… cũng như mối liên hệ hữu cơ giữa tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh với sự ra đời của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, giữa tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh với 7 nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.

Cuốn sách đã dành một phần quan trọng phản ánh những hoạt động nhân đạo ban đầu khi Hồ Chí Minh làm Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội, những đóng góp quan trọng của Hội trong những ngày mới lập nước và trong chiến tranh giữ nước; giới thiệu về Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và những đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho các hoạt động nhân đạo như một minh chứng cho việc thực hành tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh trong thực tiễn cuộc sống.

PV: Thông điệp chính mà cuốn sách và tác giả muốn chuyển tải là gì? 

TS.Trần Quốc Hùng: Từ lý tưởng, hoài bão của một thanh niên yêu nước đến việc hình thành tư tưởng nhân đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ý tưởng thành lập một tổ chức nhân đạo tại Việt Nam là một hành trình tất yếu, tất nhiên, không ngẫu nhiên. Từ truyền thống dân tộc đến tinh hoa tiến bộ của nhân loại; từ quá khứ, hiện tại và hướng về tương lai; từ hệ tư tưởng đạo đức của Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo... đến tư tưởng nhân đạo tiến bộ đã hình thành nên cốt cách một danh nhân văn hóa kiệt xuất, một nhà chính trị - tư tưởng thiên tài, một nhà ngoại giao lỗi lạc Hồ Chí Minh. Từ bản chất nhân đức, nhân ái, nhân văn, nhân hậu,nhân từ đã hình thành nhân cách lớn tất cả vì nhân dân và tư tưởng nhân đạo cao cả Hồ Chí Minh.

Từ những cảm nhận, những vấn đề mà nội dung cuốn sách đem lại, hy vọng mỗi cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp, tổ chức, các nhà hảo tâm sẽ có những việc làm thiết thực, hành động cụ thể trong công tác nhân đạo, làm cho các hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam - tổ chức nhân đạo do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập - ngày càng có ý nghĩa, đem đến thành công mới cho các phong trào, cuộc vận động, chiến dịch, chương trình, mô hình hoạt động nhân đạo do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động và triển khai. Hy vọng rằng, tư tưởng nhân đạo, hành động nhân đạo Hồ Chí Minh sẽ trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc, là chỉ dẫn quý báu cho các thế hệ cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ Việt Nam như nhà bác học Lê Quý Đôn đã khẳng định: “Lời nói của những bậc hiền triết đời trước, nếu mình lãnh hội, học được một câu thì thành tựu được tài năng vô hạn, nếu đem dùng vào một ấp thì đã làm được khá nhiều công hiệu”.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp, tổ chức, các nhà hảo tâm hãy chọn lấy một điều mà mình cho là đúng, một việc mà mình cho là phải, một điều cho là nên làm để làm, tất cả vì an sinh, hạnh phúc, phát triển của nhân dân, đặc biệt là người nghèo, người dễ bị tổn thương trong xã hội.

PV: Xin cảm ơn Tiến sỹ!

 

 

P/s: Dưới đây là bài viết về sách được đăng trên trang thông tin điện tử của Trung ương Hội Chữ thạp đỏ Việt Nam

 

Sách: Hồ Chí Minh với sự nghiệp nhân đạo

Vinh dự, tự hào được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và nhận làm Chủ tịch danh dự đầu tiên, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam với sứ mệnh một tổ chức nhân đạo chuyên nghiệp, ngay từ lúc ra đời đã tiếp nối xứng đáng truyền thống nhân ái, nhân đạo, nhân văn cao cả của dân tộc. Và cũng ngay từ đầu, nhân đạo Hồ Chí Minh đã trở thành xuất phát điểm, kim chỉ nam cho mọi hành động vì con người của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Trải qua hơn 70 năm xây dựng và phát triển, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam không ngừng lớn mạnh, đã và đang có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tham gia xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. 
Cuốn sách Hồ Chí Minh với sự nghiệp nhân đạo do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức biên soạn, xuất bản vào dịp Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ X, thể hiện sự tri ân với Người sáng lập; đồng thời là tài liệu để cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Hội Chữ thập đỏ trên cả nước toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05/CT-TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị. Cuốn sách sẽ góp phần quan trọng trong việc giáo dục lòng nhân ái, tính hướng thiện làm lan tỏa các giá trị nhân đạo trong các tầng lớp nhân dân; động viên đông đảo cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên chữ thập đỏ Việt Nam thi đua thực hiện công tác nhân đạo - từ thiện, góp phần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị tổn thương trong xã hội, tham gia xây dựng xã hội giàu tình người, giàu tinh thần chia sẻ và lòng nhân ái, đóng góp tích cực cho Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế trên phạm vi toàn cầu. 
Cuốn sách Hồ Chí Minh với sự nghiệp nhân đạo được Đảng đoàn Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Thường trực Trung ương Hội chỉ đạo tổ chức thực hiện từ năm 2011 và trên cơ sở kết quả của Hội thảo khoa học “Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác nhân đạo” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đồng tổ chức (tháng 8-2016) và các hội nghị, hội thảo do Trung ương Hội tổ chức sau đó. Cuốn sách có sử dụng tư liệu của Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Chiến tranh, Thư viện Văn phòng Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (tại Giơnevơ, Thụy Sĩ), các tài liệu, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học của một số tác giả trong và ngoài nước, trong và ngoài Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
Cuốn sách đã khái quát về lịch sử công tác nhân đạo, phân tích và làm rõ khái niệm về nhân đạo, từ thiện, chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa nhân văn, giá trị nhân đạo của dân tộc ta và các dân tộc, tôn giáo khác nhau trên thế giới, từ đó làm rõ cội nguồn góp phần hình thành tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh. Cuốn sách cũng phân tích và đúc kết những đặc trưng cơ bản của tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh trong một số lĩnh vực cụ thể , mối liên hệ hữu cơ giữa tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh với sự ra đời của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, giữa tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh với 7 nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Cuốn sách đã dành một phần quan trọng phản ánh những hoạt động nhân đạo ban đầu khi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội; những hoạt động đầy ý nghĩa của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong những ngày nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được thành lập, cũng như trong cuộc chiến tranh giữ nước; những hoạt động dành cho người nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương; giới thiệu về Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và những đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong phong trào nhân đạo rộng lớn toàn cầu như một minh chứng cho việc thực hành tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh trong thực tiễn cuộc sống. 
Cuốn sách được đồng chí Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam định hướng và viết lời tựa; được thực hiện dưới sự chỉ đạo của PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Thu - Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Đoàn Văn Thái tổ chức biên soạn, do TS. Trần Quốc Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội trực tiếp, biên soạn nội dung. Cuốn sách được Hội đồng nghiên cứu, đào tạo, huấn luyện của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật thẩm định và đóng góp ý kiến để bảo đảm nội dung khoa học.


Toàn bộ nội dung sách file đính kèm

HO_CHI_MINH_VOI_SU_NGHIEP_NHAN_DAO.pdf

Nguồn: baonhandao.vn

30/08/2017